Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Trà

Chương 3



TĨNH THU như đang chờ người diễn trò ảo thuật mở phép
màu, chờ bố của Hoan Hoan từ trong lán đi ra, cô nghĩ nếu như không phải là
người kéo đàn thì cũng sẽ là một trong mấy người hát. Cô không ngờ, ở góc này
của thế giới lại có một người biết hát bài Cây sơn tra, có
thể dân làng không biết bài hát này là của Liên Xô, cho nên đội viên của đội
thăm dò hát một cách tự nhiên.

Một lúc sau Tĩnh Thu thấy một người bế thằng Hoan đi
ra. Anh mặc cái áo bông xanh dài đến tận đầu gối, có thể cái áo là của đội thăm
dò phát, vì Thu đã thấy có mấy người mặc cái áo bông này đi quanh nhà. Thằng
Hoan che khuất một nửa khuôn mặt của anh, cho đến khi anh đi tới, đặt nó xuống
đất, Thu mới trông thấy cả khuôn mặt anh.

Tĩnh Thu lúc nhìn người tưởng như trong đầu cũng có
một đôi mắt, trong lòng cũng có một đôi mắt khác. Đôi mắt trong đầu nói với cô,
người này không hợp với quan điểm thẩm mỹ của giai cấp vô sản, là bởi khuôn mặt
ấy không đỏ au mà rất trắng trẻo, dáng người không giống với một tòa tháp bằng
thép, mà hơi gầy; anh có đôi hàng lông mày hơi đậm, nhưng không giống với dáng
vẻ tuốt kiếm giương cung, không giống hai lưỡi kiếm xếch ngược như hình vẽ
trong tranh cổ động. Nói tóm lại, anh không giống với định nghĩa “đẹp trai tài
giỏi” của giai cấp vô sản.

Còn nhớ bộ phim Thời thanh niên chiếu
hồi trước Cách mạng văn hóa, trong đó có một nhân vật tên Lâm Dục sinh là một
thanh niên lạc hậu, sợ về nông thôn, sợ đến những gian khổ. Nhân vật Dục Sinh
do Đạt Thức Thường đóng, hồi ấy Đạt Thức Thường vẫn còn trẻ, người hao gầy,
đường nét trên khuôn mặt rất rõ ràng, có cái vẻ thư sinh, rất phù hợp với vai
diễn.

Nếu Tĩnh Thu là đạo diễn cô sẽ phân vai Lâm Dục Sinh
cho bố thằng Hoan, bởi cái vẻ bề ngoài của anh không cách mạng, không võ bền,
rất tiểu tư sản.

Nhưng đôi mắt trong trái tim Thu đang ra sức ngắm nhìn
cái vẻ không cách mạng ấy của anh, chẳng qua vẫn chưa hình thành quan điểm rõ
ràng, mà chỉ tiềm ẩn trong dòng ý thức. Cô biết trái tim mình xao động, trở nên
bối rối, bỗng chú ýách ăn mặc, trang điểm của mình.

Hôm ấy Thu mặc cái ao bông cũ của anh trai, vừa giống
kiểu áo Tôn Trung Sơn, vừa không giống, vì chỉ có một túi và được gọi là áo học
sinh. Áo học sinh cổ đứng rất thấp, nhưng cổ thu lại cao, cô cảm thấy mình lúc
này như con hươu cao cổ, trông rất xấu.

Bố của Tĩnh Thu đã bị đưa về nông thôn để cải tạo từ
lâu, ba anh chị em ở nhà dựa vào đồng lương giáo viên tiểu học của mẹ, cuộc
sống rất khó khăn, cho nên Thu phải mặc áo cũ của anh trai. Cũng may thời ấy ăn
mặc thế nào cũng xong, tuy vậy con gái mặc áo con trai cũng bị người khác cười,
nhưng quen rồi chẳng coi có chuyện gì. Hình như đây cũng là lần đầu tiên Thu
bận tâm về cách ăn mặc của mình, sợ để lại ấn tượng xấu cho anh. Thu không nhớ
mình đã có lúc nào phải bận tâm về dáng vẻ và cách ăn mặc trước người khác
chưa, cũng không nhớ mình đã bao giờ bối rối, mất tự nhiên trước người khác như
thế chưa. Các bạn nam trong lớp đều sợ Thu, học tiểu học, trung học cơ sở còn
có người bắt nạt, nhưng lên trung học phổ thông thì cánh học sinh nam không dám
nhìn thẳng Thu, hễ nói chuyện với Thu là mặt đỏ lựng, cho nên Thu không quan tâm
đến chuyện cánh học sinh nam có vừa ý hay không về cách ăn mặc và ngoại hình
của mình, tất cả đều là lũ trẻ con.

Nhưng với con người trước mắt đây lại làm cho Thu căng
thẳng đến độ đau lòng. Thu cảm thấy anh mặc rất đẹp, cái cổ áo trắng mặc trong
cái áo xanh không cài cúc, trắng sạch và phẳng phiu, chắc chắn đó là thứ vải
tốt mà Tĩnh Thu không thể mua được. Cái áo len màu vàng nhạt mặc ngoài áo trắng
chắc chắn đan bằng tay, ngay như Thu biết đan giỏi cũng cảm thấy kiểu này rất
khó đan. Anh còn đi giày màu da. Bất giác Thu nhìn đôi giày giải phóng đã bạc
màu đang đi ở chân, cảm thấy rõ sự chênh lệch giữa giàu và nghèo.

Anh cười với Tĩnh Thu nhưng lại như đang hỏi thẳng
Hoan:

– Cô Thu của con đấy à? – Sau đấy anh mới chào hỏi. –
Vừa đến hôm nay à?

Anh nói tiếng phổ thông, không phải tiếng huyện K,
cũng không phải tiếng thành phố K. Tĩnh Thu không biết có nên bắt chuyện với
anh không. Thu nói tiếng phổ thông cũng rất tốt, là phát thanh viên của đài
truyền thanh nhà trường, thường xuyên được cử đi làm người dẫn chương trình
trong những buổi liên hoan hoặc các hội khỏe, nhưng ngày thường Thu không tiện
nói tiếng phổ thông, là bởi thành phố L trừ những người từ nơi khác đến, không
ai nói tiếng phổ thông. Tĩnh Thu không biết tại sao anh biết nói tiếng phổ
thông, có thể anh nói với Thu một người từ nơi khác về chăng? Thu “vâng” coi
như câu>

Anh hỏi:

– Đồng chí nhà văn từ huyện hay từ Nghiêm Gia Hà về? –
Tiếng phổ thông của anh rất hay.

– Em không phải là nhà văn. – Tĩnh Thu ngượng ngùng. –
Anh đừng gọi em như thế. Chúng em từ huyện về.

– Chắc là mệt lắm nhỉ, vì từ huyện về chỉ có thể đi
bộ, ngay cả cái máy kéo nhỏ cũng không thể đi nổi. – Anh nói, rồi đưa tay ra. –
Mời cô ăn kẹo.

Tĩnh Thu thấy trong lòng bàn tay anh gai cái kẹo gói giấy,
hình như không phải thứ kẹo bán ở phố huyện. Thu lắc đầu thẹn thùng:

– Em không ăn, cảm ơn, anh cho trẻ con.

– Cô không phải trẻ con à?

Anh nhìn Tĩnh Thu như nhìn một đứa trẻ.

– Em… anh không thấy cháu Hoan gọi em là cô hay sao?

Anh cười. Tĩnh Thu rất thích nhìn anh cười.

Có những người lúc cười chỉ làm rung động những thớ
thịt trên khuôn mặt, miệng cười nhưng mắt không cười, ánh mắt vẫn lạnh lùng,
thậm chí có vẻ thù hận. Nhưng lúc anh cười hai bên mũi có hai nếp cười, mắt
cũng nheo nheo, cho cảm giác cái cười của anh bắt nguồn từ nội tâm, không phải
giả vờ, cũng không phải trào lộng, mà cười thật lòng.

– Không phải trẻ con cũng có thể ăn kẹo. – Anh nói,
lại đưa cái kẹo cho Thu. – Cầm lấy, đừng xấu hổ.

Tĩnh Thu đành cầm, tự an ủi:

– Em cầm cho cháu Hoan.

Thằng Hoan chạy tới đòi Thu bế. Thu không biết tại sao
mình lại được thằng Hoan mến, cô chiều nó, bế nó lên, nói với anh:

– Mẹ gọi anh về ăn cơm, em về trước nhé.

Anh đưa tay ra đón t>

– Hoan, ra đây bố bế, hôm nay cô phải đi xa, chắc chắn
mệt lắm rồi.

Thằng Hoan không phản đối, vậy là anh đi tới, đón
thằng Hoan từ trong tay Thu, ý bảo Thu đi trước. Thu không chịu, sợ anh đi sau
sẽ trông thấy dáng đi của mình không đẹp, hoặc trang phục không chỉnh, nên cố
tình nói:

– Anh đi trước, em… không biết đường.

Anh không cố ép, bế thằng Hoan đi trước, Tĩnh Thu theo
sau, trông anh như một quân nhân đã được rèn luyện, đôi chân dài thẳng bước về
phía trước. Tĩnh Thu cảm thấy anh không giống với anh cả Trường Sâm, cũng không
giống anh hai Trường Lâm. Hình như anh là một gia đình khác.

Thu hỏi:

– Vừa rồi anh… kéo đàn đấy à?

– Cô cũng nghe thấy à? Tiếng đàn còn nhiều lỗi lắm
nhỉ?

Thu không trông thấy mặt anh, nhưng từ sau lưng cô cảm
thấy anh đang cười. Thu ngượng, nói:

– Em … không nhận thấy lỗi. Em không biết chơi đàn
này.

– Khiêm tốn làm cho con người tiến bộ, cô khiêm tốn
như vậy chắc chắn tiến bộ nhanh lắm. – Anh dừng bước, khẽ quay người lại. –
Nhưng nói dối không phải là đứa trẻ ngoan, chắc chắn cô biết. Cô có đem đàn về
không?

Thấy Tĩnh Thu lắc đầu, anh đề nghị:

– Chúng ta quay lại, cô thử kéo tôi nghe nhé?

Thu xua xua tay:

– Không, không, em kéo vớ vẩn lắm, anh kéo… rất hay,
em không dám.

– Vậy thì để hôm khác.

Nói xong, anh tiếp tục đi.

Thu không biết phải từ chối thế nào, cô hiếu kỳ>-
Tại sao chỗ các anh ai cũng biết hát bài Cây sơn tra thế
nhỉ?

– Bài hát này rất hay, rất phổ biến hồi những năm năm
mươi, nhiều người biết hát. Cô có hát được không?

Thu suy nghĩ, không nói mình biết hát hay không. Mạch
suy nghĩ của Thu bắt đầu từ bài hát Cây sơn tra, nhớ
đến cây sơn tra hôm nay trông thấy trên đường, Thu nói:

– Trong bài hát sơn tra nở hoa trắng nhưng hôm nay em
nghe bác Trương nói cây sơn tra kia lại nở … hoa đỏ.

– Đúng vậy, có loại sơn tra nở hoa đỏ.

– Có đúng… cái cây sơn tra ấy vì máu liệt sĩ tưới gốc
cây cho nên mới nở hoa đỏ phải không?

Thu hỏi xong thấy thật ngu ngốc. Cô thấy anh đang
cười, liền hỏi:

– Có phải anh thấy câu hỏi của em ngớ ngẩn lắm nhỉ? Em
muốn hiểu rõ mới viết vào tài liệu giáo khoa, em không dám nói dối.

– Cô không phải nói dối, cô nghe thấy thế nào thì cứ
viết lại như thế, còn có thật hay không đâu có phải vấn đề của cô.

– Như vậy anh tin hoa do … máu liệt sĩ nhuộm đỏ?

– Tôi không tin. Từ góc độ khoa học thì không thể, nó
vốn là loài hoa đỏ. Nhưng mà, người ở đây nói vậy, coi như một truyền thuyết
đẹp.

– Vậy ý anh bảo người ở đây… bịa chuyện?

Anh cười, nói:

– Không phải bịa, mà là thi vị hóa. Thế giới tồn tại
khách quan, nhưng mỗi người cảm nhận thế giới một khác, con mắt nhà thơ nhìn
thế giới sẽ thấy một thế giới khác.

Tĩnh Thu cảm thấy anh nói chuyện rất “văn học”, theo
cách nói của “vua” nói sai của lớp Thu, thì đó là “văn vẻ”. Tĩnh Thu hỏi:

– Anh đã thấy cây sơn tra ấy nở hoa bao giờ chưa?

– Tháng Sáu năm nào nó cũng nởoa.

– Tiếc thật, cuối tháng Tư chúng em phải về trường,
không thể thấy hoa sơn tra.

– Đi rồi còn có thể về chơi. – Anh nói như hứa với
Tĩnh Thu. – Chờ cho năm nay cây sơn tra ấy nở hoa tôi sẽ bảo với cô, để cô về
xem.

– Anh làm sao bảo với em được?

Anh lại cười:

– Muốn thì sẽ có cách.

Thu cảm thấy anh cũng chỉ tùy tiện nói vậy thôi, bởi
hồi ấy điện thoại chưa phổ biến, cả trường trung học số Tám của thành phố K mới
có một máy điện thoại, muốn gọi điện thoại đường dài phải đến bưu điện cách đấy
rất xa. Xem chừng cái thôn Tây Thôn Bình này cũng không có điện thoại.

Hình như anh cũng nghĩ đến chuyện ấy:

– Ở đây không có điện thoại, tôi sẽ gửi thư.

Nghe anh nói vậy, Thu thấy sợ. Gia đình Thu ở trong
khu tập thể của nhà trường, mẹ dạy học, nếu anh viết thư về trường, chắc chắn
sẽ bị mẹ cầm thư, mẹ sẽ hoảng lên mất. Từ ngày Thu còn nhỏ mẹ đã dặn “một lần
sẩy chân ôm hận suốt đời”, nhưng mẹ chưa bao giờ bảo như thế nào mới gọi là sẩy
chân, cho nên Thu vẫn chưa nghĩ, qua lại chơi với một bạn trai cũng là sẩy
chân. Thu vội vã nói:

– Đừng viết thư, đừng viết thư, mẹ em thấy lại cho
rằng…

Anh quay đầu lại, an ủi:

– Đừng sợ, đừng sợ, cô bảo không viết tôi sẽ không
viết đâu. Hoa sơn tra không phải là hoa chóng tàn, nở rồi tàn ngay, hoa này nở
mấy ngày liền. Đến tháng Năm, tháng Sáu, bất cứ ngày Chủ nhật nào cô về cũng có
thể thấy.

Về đến nhà, anh đặt thằng Hoan xuống, cùng với Thu vào
nhà. Người trong nhà về đã gần đủ, Phần tự giới thiệu mình là con gái lớn trong
nhà, rồi rất nhiệt tình giới thiệu với Tĩnh Thu từng người một:

– Đây là anh Hai, đây là chị dâu.

Thu cũng gọi “anh Hai”, “chị Mẫn”, mọi người đều vui
vẻ.

Cuối cùng Phần chỉ vào “bố Ba” nói:

– Đây là anh Ba, chào đi.

Tĩnh Thu rất ngoan ngoãn chào “anh Ba” làm mọi người
trong nhà phải bật cười.

Tĩnh Thu không biết mình sai như thế nào, mặt cô đỏ
lựng, đứng ngây ra. “Anh Ba” giải thích:

– Tôi không phải người trong gia đình, giống như cô,
chỉ ở đây thôi, cả nhà vẫn gọi tôi như thế, cô đừng gọi. Tôi là Tôn Kiến Tân,
cô cứ gọi tên tôi, hoặc như mọi người gọi tôi là Ba.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.